“Ragnarök định nghĩa lại vũ trụ thần thoại Bắc Âu, đây là một vũ trụ không chỉ có khởi đầu mà còn là kết thúc,” Tiến sĩ Jackson Crawford, một học giả về Old Norse, nói, giải thích tại sao câu chuyện lại xuất hiện trong rất nhiều trò chơi. “Cuộc sống của vạn vật sẽ kết thúc, và sự kết thúc luôn đi kèm với bạo lực và khổ đau.”
Theo những mẫu chuyện cổ Viking, khi thời kỳ cuối cùng đến, các ngôi sao sẽ biến mất khỏi bầu trời, lũ lụt sẽ nuốt chửng trái đất và các tầng mây sẽ bùng cháy. Sau khi thế giới tàn lụi bởi một mùa đông khắc nghiệt, những titan sẽ xâm chiếm vương quốc Asgard khi nền văn minh nhân loại chìm trong hỗn loạn. Odin sẽ bị sói thần Fenrir nuốt chửng, trong khi Thor và World Serpent – Jörmungandr sẽ kết liễu nhau trong trận chiến vĩ đại. Sự hủy diệt của Ragnarök là tuyệt đối, không chỉ đánh dấu đỉnh cao của sự sáng tạo mà còn là nơi an nghỉ cuối cùng của một thời đại thần thánh.
Ragnarök đã từng được đưa vào làm chủ đề cho phần game Assassin’s Creed, Viking RTS Northgard, Senua’s Sacrifice và nhiều trò chơi khác. God of War: Ragnarök sẽ là phần game mới nhất khai thác chủ đề Ragnarök của các vị thần Bắc Âu khi nó phát hành vào tháng tới. Tuy các nhà phát hành game luôn có cách kể chuyện rất riêng, nhưng kỳ lạ thay, các nhà phát triển luôn thích có cái kết tàn khốc cho Ragnarök.
Rễ của Cây Thế giới
Tiến sĩ Carolyne Larrington, chuyên gia hướng dẫn về ngôn ngữ và văn học thời Trung cổ tại Đại học Oxford, nói: “Ragnarök là một câu truyện thần thoại được định hình rõ ràng”. “Từ thảm họa đầu tiên với cái chết của Baldr, sự trừng phạt của Loki, sự khởi đầu của mùa đông vĩ đại, hỗn loạn xuất hiện trên khắp thế giới loài người, và sau đó là những cuộc tấn công man rợ của những người khổng lồ băng và lửa.
Biên kịch chính của Assassin’s Creed Valhalla: Dawn of Ragnarök – Alex Harakis, cũng đồng ý như vậy. Anh ấy nói rằng đội phát triển Sofia của Ubisoft đã bị lôi cuốn vào một câu chuyện thần thoại bởi vì đó là “một câu chuyện về hy vọng vươn lên từ đống tro tàn của sự hủy diệt”. Ragnarök có một sức hấp dẫn đủ để các nhà biên kịch tưởng tượng vô số viễn cảnh xuyên thời gian và không gian.
Spun by Norns
Tuy nhiên, những câu truyện thần thoại lại có rất nhiều lỗ hỏng logic. Crawford nói: “Giống như tất cả các câu chuyện thần thoại Bắc Âu, thần thoại về Ragnarök không được kể lại chi tiết trong các nguồn tư liệu Bắc Âu cổ.” Nhà sử học người Iceland Snorri Sturluson đã đưa ra lời giải thích bao quát nhất trong Prose Edda – một cuốn sổ tay thế kỷ 13 về thần thoại Bắc Âu – bản thân cuốn sách được viết dựa trên lời tiên tri của Seeress được tìm thấy trong cuốn Poetic Edda thậm chí còn cổ hơn. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ những truyền thống văn học truyền miệng cơ đốc giáo của Iceland, khiến nó trở nên mơ hồ nhưng lại hữu ích cho các biên kịch để viết lên câu truyện riêng biệt cho riêng mình.
Harakis và nhóm thiết kế của anh ấy có thể chỉnh sửa các chi tiết để khiến chúng tinh tế hơn khi đưa vào dòng thời gian của Assassin’s Creed. Các sự kiện thần thoại được đổi lại thành thảm họa toàn cầu theo đúng nghĩa đen, những trận chiến giữa các vị thần và người khổng lồ đã bị lược bỏ để phù hợp với câu chuyện khoa học viễn tưởng của trò chơi.
“Một trong những cách chúng tôi diễn giải lại các mảnh vỡ thần thoại trong câu chuyện của mình là sắp xếp lại, hoặc thậm chí cắt bỏ các phần của dòng thời gian được mô tả trong thần thoại,” Harakis nói. “Ví dụ, thứ tự chính xác của các điềm báo dẫn đến Ragnarök, cùng với cách các sự kiện bắt đầu diễn ra khi nó xảy ra. Điều này cho phép chúng tôi sắp xếp hợp lý câu chuyện của mình và nâng cao tác động mạnh mẽ của nó.”
Dự báo về những tác phẩm dựa trên thần thoại Bắc Âu
Các nhà phát triển trò chơi điện tử không đơn độc trong việc yêu thích khai thác các câu truyện thần thoại. Bạn chỉ cần xem Thor: Ragnarök hoặc nhiều tiểu thuyết viễn tưởng lịch sử kể về truyền thuyết để hiểu được sự nổi tiếng của nó trong những câu chuyện đương đại về thần thoại Bắc Âu. Quay trở lại xa hơn.
Nguồn: techradar