Thấm thoát mà đã 3 năm kể từ ngày AMD giới thiệu kiến trúc Zen lần đầu tiên, và Ryzen 9 5900X dựa trên Zen 3 có hiệu năng vượt bậc đã vừa xuất hiện!!!
Trong khi Intel vẫn còn đang miệt mài kẹt ở nhịp tock tock tock tock 14nm thần thánh (Dự kiến nếu không có gì thay đổi thì vẫn sẽ còn một lần ra mắt nữa để kết thúc chu kì tock dài vô tận này) thì kể từ lúc giới thiệu vào 3 năm trước, AMD đã nhanh chóng giảm tiến trình từ 14nm xuống 12nm và giờ là 7nm lần thứ 2 với kiến trúc Zen 3.
Tổng quan về kiến trúc Zen 3 đó là gì? Đó là việc nếu trước đây AMD chỉ mạnh về hiệu năng đa nhân vì có rất rất rất nhiều nhân so với đối thủ Intel ở cùng phân khúc thì bây giờ, nhiều nhân của AMD còn được buff thêm sức mạnh nhờ hiệu năng đơn nhân được cải thiện vượt trội, và độ trễ giữa các nhân được giảm đi đáng kể nhờ việc mỗi CCX chứa đến 8 nhân thay vì chỉ 4 nhân như những kiến trúc trước.
Có thể đọc thêm về thay đổi của Zen 3 ở đây: ĐÂY LÀ LOẠT CPU AMD RYZEN 5000 SERIES DỰA TRÊN KIẾN TRÚC ZEN 3 VỪA RA MẮT VÀO ĐÊM QUA
Quay trở lại với sản phẩm cụ thể của bài review – Ryzen 9 5900X, CPU 12 Core 24 Thread với xung nhịp base là 3.7GHz và xung nhịp boost tối đa đạt 4.8GHz, dung lượng cache lên đến 70MB cho cả L2 và L3.
Thử nghiệm với hệ thống
- Mainboard ASUS ROG Crosshair VIII Hero
- Card đồ họa PowerColor Radeon RX 5700 8GB GDDR6
- 32GB RAM Kingston HyperX 3200Mhz
- SSD WD BLUE SN550 NVME 1TB
- Tản nhiệt Cooler Master MasterLiquid ML360R RGB.
Ở chế độ mặc định của BIOS, Ryzen 9 5900X có mức xung boost toàn bộ 12 nhân đạt khoảng 4.4GHz, đôi khi lại tụt về 4.1GHz, rất khó hiểu. Có thể do chưa có sự ổn định của sự BIOS, AMD mà, luôn thế, BIOS có lẽ là viên gạch ngáng chân đầu tiên. Tuy nhiên, TUY NHIÊN, với hệ thống thử nghiệm, việc đưa xung của toàn bộ nhân lên mức 4.69GHz rất dễ dàng, vậy nên, các kết quả bên dưới sẽ được ghi nhận ở mức xung 4.69GHz – Mức mà ai ai cũng làm được.
Cinebench R20 đạt hơn 600 điểm đơn nhân, tốt hơn cả đơn nhân tốt nhất của Intel hiện tại là CPU Core i thế hệ thứ 11 tên mã Tiger Lake (Chỉ đạt khoảng gần 600 điểm)
Kiểm nghiệm thêm với các benchmark khác và lấy Ryzen 9 3900X chạy ở mặc định làm tham chiếu, thu được kết quả như các biểu đồ bên dưới.
https://infogram.com/ryzen-9-5900x-1hzj4o00j91p4pw?live
Kiểm nghiệm hiệu năng với game, nơi mà card đồ họa thường là … kẻ quyết định.
Thử nghiệm với 11 tựa game bao gồm
- Assassin’s Creed Odyssey
- Watch Dogs: Legion
- Tom Clancy’s The Division 2
- Far Cry New Dawn
- Crysis Remastered
- Battlefield V
- Red Dead Redemption 2
- Shadow of Tomb Raider
- Horizon Zero Dawn
- Resident Evil 3
- DOOM Eternal
Tất cả game đều được thiết lập đồ họa ở mức cao nhất nhằm vắt kiệt hiệu năng của card đồ họa và CPU nhằm thấy được sự khác biệt rõ rệt nhất.
https://infogram.com/ryzen-9-5900x-game-benchmark-1h9j6qgvvvj054g?live
Nhìn chung, với chơi game, mọi thứ không khác biệt nhiều lắm bởi vì ngay cả Ryzen 9 3900X đã … quá thừa thãi cho thế giới game ngày nay, sự chênh lệch khung hình chỉ nằm ở mức 2 hoặc 3 fps. Có lẽ chúng ta phải đợi đến một lúc nữa để loạt game dành cho thế hệ next gen phát triển, card đồ họa phát triển mới thấy được sự chênh lệch rõ rệch giữa 2 vi xử lí đã quá mạnh.
Một số các phép thử khác
Kết luận:
Với Ryzen 9 5900X, AMD đã cho thấy rằng mình không chỉ giỏi để làm CPU nhiều nhân mà còn giỏi cả việc làm cho từng nhân đó rất mạnh, mạnh hơn hẳn thế hệ trước và có thể coi là mạnh nhất ở thời điểm hiện tại.
Mệt mỏi quá rồi Intel ơi!!!