Mùa nóng đã về, năm 2020 hứa hẹn sẽ là một năm nóng kỉ lục. Nhưng có hề gì khi máy tính đã có tản nhiệt nước. Tiết học online hôm nay sẽ dạy uốn ống PETG đến từ nhãn hàng Thermaltake.
Trước tiên, chúng ta cần phải phân biệt được các loại ống của tản nhiệt nước custom
- Ống mềm – Loại này khỏi uốn vì bản thân của nó đã như tên – mềm, tự uốn được
- Ống cứng – Phải uốn để đi đường nước trong case, hoặc nếu nhà giàu không thích uốn? Dùng fitting cho ngầu lòi. Ống cứng có các loại sau
- Ống kim loại. Cái này quá sang trọng và vẫn chưa phổ biến nhiều
- Ống acrylic (C5O2H8)n: Phổ biến ở thời kì đầu của tản nhiệt nước custom ống cứng.
- Ưu điểm: Chịu nhiệt tốt, có thể dùng với đa số coolant trên thị trường.
- Nhược điểm: Giòn, dễ vỡ, khó thi công.
- Ống PEGT (Polyethylene terephthalate – (C5O2H8)n): Gần như là tiêu chuẩn của tản nhiệt nước custom ở thời điểm hiện tại với rất nhiều ưu điểm: Bền, dễ uốn ở nhiệt độ thấp, thi công dễ.
Ok, vào tiết học của ngày hôm nay, nhưng trước hết chúng ta cần phải có dụng cụ học tập, bao gồm:
Dây cao su: Dùng để luồn vào ống khi uốn để tránh bị móp ống gây mất thẩm mĩ và để tránh tạo bọt khí gây tình trạng rò nước khi sử dụng sau này. Lưu ý, cần phải lựa loại dây cao su vừa khít với ruột ống cần uống để có hiệu quả cao nhất.
Tiếp theo chắc chắc phải là một súng nhiệt công nghiệp. Đừng ai lấy máy sấy tóc để làm việc này nhé, không được đâu. Cần lưu ý là ống PETG sẽ bắt đầu “mềm” ra ở nhiệt độ 60 độ C và đến khoảng hơn 260 độ C thì sẽ bị chảy. Vậy nên trong quá trình uốn các bạn cần phải lưu ý về mức nhiệt độ, thời gian cũng như khoảng cách giữa ống và nguồn nhiệt.
Muốn điều chỉnh độ dài ống cần gì? Chắc chắc là đồ cắt. Với ống PETG, bạn không cần phải dùng đến cưa tay, sẽ có dụng cụ cắt chuyên biệt, và nhớ luôn là cắt xong phải dũa nhé, để vết cắt sạch hơn, tiếp xúc tốt hơn và không bị lẫn mạt nhựa trong quá trình hoạt động.