spot_img
HomeCông NghệTrải nghiệm ASUS VivoWatch SP - thiết bị hữu ích cho những...

Trải nghiệm ASUS VivoWatch SP – thiết bị hữu ích cho những ai quan tâm sức khỏe

Published on

ASUS VivoWatch SP sẽ không phải là một chiếc đồng hồ thông minh thời trang mà sẽ là một thiết bị tiện ích giúp bạn theo dõi chỉ số cơ thể chi tiết để thể có một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ hơn.

Thiết kế đơn giản, không hầm hố nhưng vẫn tiện lợi

Với vỏ hộp thiết kế chỉ đơn thuần hình vẽ đồng hồ , không quá nhiều chi tiết thì chúng ta cũng sẽ ngầm hiểu rằng sản phẩm này không phải là một thứ hầm hố mà chỉ mang phong cách đơn giản. Phụ kiện đi kèm bên trong cũng chỉ gồm 1 dây sạc cổng micro usb, 1 ngàm cắm vào đồng hồ và một dây đeo dự phòng. Tuy nhiên hãy đi vào chi tiết sản phẩm để bạn hiểu hơn nhé.

Trải nghiệm ASUS VivoWatch SP - thiết bị hữu ích cho những ai quan tâm sức khỏe

Ra mắt hồi đầu năm 2021, ASUS VivoWatch SP là một chiếc đồng hồ thông minh có mặt tròn và kích thước 1,34 inch. Kích cỡ này tương tự size 44 nên thường sẽ phù hợp với những người có cổ tay to. Phần viền của mặt kính sẽ là kim loại và màn hình ở đây sẽ là màn hình LCD. Một điểm trừ dễ thấy ngay khi sử dụng đồng hồ này nếu bạn là người dùng quen với Apple Watch hay các dây đeo tay thông minh khác sẽ là ở độ sáng thấp hơn và chế độ tự động mở khi đưa tay lên là không có.

Tuy nhiên hãy cùng xét sâu hơn là vì sao ASUS lại làm như vậy? Câu trả lời là bạn chỉ dùng đồng hồ này nhiều nhất vào ban ngày mà thôi. Bởi lẽ các chức năng của đồng hồ này sẽ theo dõi là nhịp tim, lượng oxi trong máu và huyết áp. Trong buổi sáng thì các hoạt động diễn ra thường xuyên hơn nên bạn sẽ cần xem nhiều hơn đúng không nào. Và theo trải nghiệm của người viết, trong quãng thời gian từ 7-18h thì việc theo dõi cũng không quá khó khăn. Và đến đêm thì một chức năng khác của đồng hồ sẽ làm việc chính là theo dõi giấc ngủ cũng như đo đạc các chỉ số khác. Khi sử dụng vài ngày thì chắc chắn bạn cũng sẽ quen mà thôi.

Trải nghiệm ASUS VivoWatch SP - thiết bị hữu ích cho những ai quan tâm sức khỏe

Mặt dưới đồng hồ sẽ là cảm biến PPG (photoplethysmography – thể tích đồ), 2 vòng kim loại phay xước cùng 4 chân tiếp xúc của đầu cắm sạc) bao phủ bên ngoài vẫn là vật liệu nhựa nên giảm trọng lượng của đồng hồ này khá nhiều, tạo sự thoải mái khi đeo lâu. Đây sẽ là cảm biến tự động đo đạc các thông số cơ bản, nếu muốn đo nồng độ oxi thì bạn phải dùng thêm cảm biến ờ bên hông đồng hồ

Trải nghiệm ASUS VivoWatch SP - thiết bị hữu ích cho những ai quan tâm sức khỏe

Ở mặt hông bên phải sẽ là một cảm biến PPG khác để khi đo thủ công sẽ có chỉ số nhanh hơn và chính xác hơn. Đây cũng sẽ là vị trí tiếp xúc của ngón trỏ khi bạn sử dụng phương pháp đo thủ công. Ở phí bên trái sẽ là cảm biến ECG để đo điện tâm đồ và là vị trí tiếp xúc của ngón cái.

Sử dụng dây khóa gài vào bên trong giống như Apple Watch, thiết kế này tạo sự tiện lợi và thoải mái trong thao tác đeo và tháo đồng hồ. Móc khóa được làm bằng kim loại sáng bóng khá chất lượng.

Trải nghiệm ASUS VivoWatch SP - thiết bị hữu ích cho những ai quan tâm sức khỏe

Tóm lại, về thiết kế, chúng tôi cảm nhận được sự khác biệt khi đeo các thiết bị thông minh khác chính là thông tin mà bạn nhận được từ màn hình hiển thị chính là thông tin sức khỏe của bạn hơn mà những thông báo về ứng dụng, lịch nhắc hay các thứ khác. Có 3 thông tin luôn được hiện rõ ràng khi bạn nhìn vào chiếc ASUS VivoWatch SP này chính là thời gian, lượng Oxi và chỉ số huyết áp.

Tính năng đo sức khỏe: nhiều chế độ giúp bạn luôn kiểm soát sức khỏe 24/7, quản lý bằng ứng dụng

Trong lần đầu tiên sử dụng thì bạn cần phải tải ứng dụng mang tên Health Connect của ASUS về điện thoại của mình. Ứng dụng này đều có trên iOS và Android nên bạn không phải lo về vấn đề cài đặt. Health Connect sẽ cần có Bluetooth để kết nối và ASUS VivoWatch SP sẽ hỗ trợ Bluetooth từ 4.2 trở lên nên thời lượng pin sẽ được tiết kiệm khá nhiều. Quá trình sử dụng của người viết là hơn 10 ngày không cần phải sạc lại.

Nói về khả năng đo lường sức khỏe của ASUS VivoWatch SP, sẽ có khá nhiều thứ để bạn có thể biết được trong một ngày dài đã vận động ra sao. Từ số bước chân, nhịp tim, lượng oxi trong máu, thời gian ngủ cho đến huyết áp, chỉ số thư giãn của cơ thể. Bước chân, nhịp tim và giấc ngủ sẽ là những thứ đo tự động, còn các chỉ số còn lại sẽ phải đo một cách thủ công bằng cách giữ 2 ngón tay lên 2 cảm biến ECG và PPG ở mặt bên hông của đồng hồ.

ASUS Vivo Watch 3 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

Giao diện bên trong điện thoại sẽ cho bạn biết được khá nhiều thông tin cũng như chi tiết hơn. Có thể liệt kê như sau:

  • PTT Index: chỉ số huyết áp
  • Heart Rate: nhịp tim
  • Pulse O2 Level: nồng độ Oxi trong máu
  • De-stress level: chỉ số căng thẳng/thư giãn của cơ thể – đo được bằng các thông số hàng ngày + thời gian giấc ngủ
  • Steps: số bước chân
  • Sleep: đo giấc ngủ
  • Exercise: đo khi tập thể thao
  • Health AI: đánh giá chỉ số sức khỏe theo 7 ngày gần nhất
  • Calories: chỉ số calo đã tiêu thụ trong ngày của bạn
  • Female Period Tracking: theo dõi thời gian chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

IMG 3534 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

Trong suốt thời gian sử dụng ASUS VivoWatch SP, người viết khá quan tâm tới vấn đề huyết áp và Oxi trong máu. Hiển nhiên để có một chỉ số huyết áp ổn định thì bạn cần phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thích hợp. Các chỉ số nhỏ như nhịp tim và nồng độ Oxi sẽ góp phần làm huyết áp bạn tốt hơn nếu như bạn để ý về nó.

Dù rằng các thông số trên thiết bị này cũng chỉ mang mục đích tham khảo nhưng sẽ là thông tin để người tư vấn sức khỏe cho bạn có cơ sở để nhận xét và đưa ra những khuyến cáo nếu cần thiết. Bản thân người viết ở những ngày đầu sử dụng thì ở những ngày đầu nhận thấy rằng chỉ số Oxi khá thấp (90%) cũng như nhịp tim cao. Sau đó, bằng việc điều độ trong ăn uống và nghỉ ngơi thì chỉ số đã tốt hơn nhưng hình trên. Điều đó cho thấy rằng nếu bạn quan tâm tới sức khỏe thì ít nhất cũng cần có một thứ đo lường được những thay đổi của cơ thể để có động lực hơn.

Các tính năng nhỏ thường thấy như nhắc nhở đứng dậy sau một thời gian dài ngồi hay báo thức đều có sẵn. Bạn cũng có thể thay đổi mặt đồng hồ nhưng thật lòng thì cũng không bắt mắt lắm.

Thêm một cảm nhận khác là khi sử dụng đồng hồ này, ngoài việc theo dõi sức khỏe thì hầu như thói quen theo dõi thông báo ứng dụng cũng gần như được loại bỏ. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn trong khi làm việc, chúng tôi chỉ để duy nhất một tính năng là rung khi có cuộc gọi điện thoại đến mà thôi. Tuy nhiên, hạn chế của ứng dụng và đồng hồ nói chung là chưa hỗ trợ tiếng Việt.

ASUS Vivo Watch 4 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

Tổng kết lại, ASUS VivoWatch SP sẽ thật sự cần thiết cho những ai quan tâm về sức khỏe để có thể theo dõi hàng ngày để có một sức khỏe tốt hơn. Mức giá bán trên thị trường hiện tại là 9,5 triệu đồng – một chi phí không phải là thấp nhưng sẽ là tương xứng với thông tin, tính năng mà nó đem lại. Đây cũng là một trong những chiếc đồng hồ có trang bị và dùng được cảm biến ECG hiện nay và cạnh tranh trực tiếp với Apple Watch hay Garmin.

Hiện tại sản phẩm đang được phân phối chính hãng độc quyền tại CellphoneS https://cellphones.com.vn/dong-ho-thong-minh-asus-vivowatch-sp.html

tin mới nhất

CATL công bố bộ pin dành riêng cho dịch vụ thuê pin có giá theo tháng

Hôm nay CATL đã công bố hai bộ pin tiêu chuẩn mới, có tên...

Nissan và Honda đang đàm phán sáp nhập tạo ra tiềm năng định hình lại thị trường ô tô

Thế giới ô tô thức giấc với tin tức cực nóng khi hai gã...

COLORFUL Giới Thiệu Dòng Bộ Nhớ iGame Shadow DDR5

Bộ RAM iGame DDR5 mới nhất của Colorful có thể đạt độ trễ cực...

MSI ra mắt màn hình chơi game MPG 322URX QD-OLED, 4K & DisplayPort 2.1a UHBR20, hỗ trợ RTX 50

Màn hình MSI MPG 322URX QD-OLED mở khóa băng thông 80 Gbps thông qua...

NVIDIA đưa ra giải pháp tạm thời giúp khắc phục tình trạng giảm hiệu năng trên NVIDIA App

Bản cập nhật mới của Nvidia App, phát hành cùng driver phiên bản 566.14...

tin liên quan