Với việc ra mắt Windows 11 thì Microsoft đã có thêm yêu cầu mới về phần cứng, bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm thông tin về danhh sách hỗ trợ cũng như cách cài đặt của bo mạch chủ thương hiệu ASUS.
Một trong những yếu tố chính mà người dùng bắt buộc phải có nếu muốn cài đặt và sử dụng Windwos 11 đó chính là TPM 2.0
TPM (Trusted Platform Module) là một bộ xử lý mật mã an toàn, giúp bạn thực hiện các hành động như tạo, lưu trữ và hạn chế việc sử dụng các khóa mật mã. Một số chipset TPM còn bao gồm những cơ chế bảo mật vật lý để ngăn phần mềm độc hại không thể giả mạo các chức năng bảo mật của TPM. Thông thường, chip TPM sẽ được hàn trực tiếp hoặc gắn vào bo mạch chủ thông qua socket.
Danh sách dưới đây là những bo mạch chủ của ASUS đã hỗ trợ TPM 2.0 giúp người dùng dễ dàng cài đặt Windows 11
Nền tảng Intel
- C621 Series
- C422 Series
- X299 Series
- Z590 Series
- Q570 Series
- H570 Series
- B560 Series
- H510 Series
- Z490 Series
- Q470 Series
- H470 Series
- B460 Series
- H410 Series
- W480 Series
- Z390 Series
- Z370 Series
- H370 Series
- B365 Series
- B360 Series
- H310 Series
- Q370 Series
- C246 Series
Nền tảng AMD
- WRX80 Series
- TRX40 Series
- X570 Series
- B550 Series
- A520 Series
- X470 Series
- B450 Series
- X370 Series
- B350 Series
- A320 Series
Đọc qua danh sách trên nhưng vẫn còn đang băn khoăn liệu bo mạch chủ của mình có hỗ trợ TPM 2.0 hay không bạn có thể dùng ngay tính năng kiểm tra của Windows bằng cách
Chọn câu lệnh tpm.msc trong hộp thoại Run của Windows
Một cửa sổ hiện ra sẽ cho bạn biết phiên bản TPM đang được hỗ trợ. Trong ảnh là phiên bản TPM 2.0
Để kích hoạt tính năng TPM 2.0, bạn phải thực hiện trong BIOS của bo mạch chủ.
Đối với bo mạch chủ ASUS sử dụng nền tảng Intel
Chọn tab Advanced và Enable tính năng PTT trong mục PCH-FW Configuration
Thông báo hiện ra cho biết bạn đã kích hoạt thành công TPM 2.0. Tiến hành lưu thiết lập và khởi động lại máy.
Đối với bo mạch chủ ASUS nền tảng AMD
Chọn tab Advanced và sử dụng Firmware TPM trong mục AMD fTPM configuration
Tiến hành lưu thiết lập và khởi động lại máy.
Hiện tại, Windows 11 vẫn chưa được Microsoft phát hành chính thức, tuy nhiên người dùng vẫn có thể trải nghiệm hệ điều hành sắp ra mắt này của Microsoftf thông qua phiên bản thử nghiệm Insider. ASUS cũng đã đưa ra khuyến cáo như bên dưới
Windows 11 chưa được phát hành chính thức và có thể có vấn đề về độ ổn định với bản thử nghiệm Insider Preview vì bản cài này chưa được xác nhận và đủ điều kiện phần cứng chính thức. Việc cài đặt hoặc nâng cấp lên Windows 11 Insider Preview hoặc bất kỳ phần mềm nào của bên thứ ba được thực hiện theo quyết định và rủi ro của riêng cá nhân người sử dụng. Bạn sẽ tự chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào đối với hệ thống của bạn hoặc mất mát dữ liệu do hoạt động đó gây ra. ASUS sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất và thiệt hại nào liên quan đến việc sử dụng Windows 11.