spot_img
HomeCông NghệCùng tìm hiểu lịch sử về “ổ cứng” cùng Plextor

Cùng tìm hiểu lịch sử về “ổ cứng” cùng Plextor

Published on

MMOSITE.vn – Như vậy, chiếc “ổ cứng máy tính” đã gần 60 năm phát triển kể từ ngày ra đời lần đầu tiên vào năm 1956. Plextor – thương hiệu cung cấp các giải pháp lưu trữ hàng đầu thế giới luôn mang đến cho người dùng nhiều mẫu sản phẩm ổ cứng hiệu năng cao, nhất là những sản phẩm ổ cứng SSD đã mang đến cho khách hàng một ít kiến thức về sự cấp thiết, tính thời đại của công nghệ sản xuất các mẫu ổ cứng SSD thế hệ mới kể từ lần đầu xuất hiện vào năm 2009. Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cao của người dùng, các ổ cứng SSD của Plextor hiện đang là những mẫu SSD được đánh giá cao trên thị trường và chiếm được sự tin dùng của người dùng. Sau đây, hãy cùng Plextor nhìn lại dòng lịch sử quá trình ra đời và phát triển của chiếc ổ cứng máy tính cách đây 60 năm.

1956 – Chiếc ổ cứng đầu tiên trên thế giới ra đời dưới cơ chế đĩa quay

Dung lượng: 5MB

Kết cấu: đĩa kim loại từ tính 24-inch (1 200 RPM)

Thời gian đáp ứng: 600 ms

Tại thời điểm đó, một chiếc ổ cứng với hệ thống động cơ quay bằng điện rất nặng bởi đĩa từ tính nặng gần cả tấn, chiếc đĩa lớn này là tập hợp của 50 chiếc đĩa từ tính ghép lại, với kích thước khoảng 24” mỗi chiếc. Với trọng lượng siêu khủng của mình, chiếc đĩa này cần một thời gian rất lớn để khởi động và tải dữ liệu. Cũng lúc đó, mẫu “ổ cứng” IBM 350 với chiếc đĩa lưu trữ siêu nặng kia được cho thuê cho tác vụ lưu trữ dữ liệu với mức phí lên tới 28 ngàn USB mỗi tháng. Nếu cài đặt Windows 10 (64-bit) trên chiếc ổ cứng này, thì cần đến 4096 chiếc ổ cứng này mới chứa được hết 20GB dung lượng chiếm dụng của Windows 10.

1970 – Chiếc ổ cứng đầu tiên trên thế giới có chức năng tự sửa lỗi

Dung lượng: 100 MB

Kết cấu: đĩa từ tính 14-inch (3 600 RPM)

Thời gian đáp ứng: 30-55 ms

Trải qua gần 15 năm phát triển sau đó, IBM giới thiệu mẫu ổ cứng IBM 3330 với các môđun đĩa được thay mới với công nghệ tiên tiến hơn, giảm số lượng đĩa từ con xuống còn 11 tấm, nhỏ hơn, nhẹ hơn và dễ di chuyển hơn. Tốc độ của chiếc ổ cứng này vào khoảng 806 KB/s và giá bán của nó lên tới 418 ngàn USD.

1976 – Chiếc ổ cứng đầu tiên mang đặc trưng của SSD ngày này với kết cấu cơ khí

Dung lượng: từ 256 KB đến 2 MB

Kết cấu: sử dụng bộ nhớ ferrite

Thời gian đáp ứng: 0,75-2 ms

Vào những năm 1970, trước khi các bộ nhớ sử dụng chíp nhớ NAND flash đầu tiên ra đời, bộ nhớ ferrite từ trường được xem như một thay thế hấp dẫn cho các phương tiện lưu trữ bằng tấm từ tính. Ưu điểm chính của loại bộ nhớ này là tốc độ nhanh, thời gian đáp ứng cao. Thời kỳ đó, những chiếc ổ cứng này được sản xuất theo 8 mức dung lượng khác nhau, mức thấp nhất trong đó là 256KB. Phiên bản cơ bản với một môđun duy nhất sẽ có chi phí 40 ngàn USD. Như vậy, nếu muốn có chiếc ổ cứng 1TB sử dụng bộ nhớ này thì buộc bạn phải chi ra tới 1,6 tỉ USD.

1980 – Chiếc ổ cứng đầu tiên đặt vừa trong một chiếc PC thông dụng

Dung lượng: 5 MB

Kết cấu: sử dụng đĩa từ tính (3 600 RPM)

Thời gian đáp ứng: 85 ms

Khái niệm đĩa mềm lần đầu xuất hiện vào năm 1970, lúc đó chiếc đĩa mềm 5,25” ra đời. Chiếc ổ cứng này nặng khoảng 3,2 kg và được coi là đỉnh cao công nghệ tiêu biểu cho thời kỳ đó. Kết cấu của nó cũng đơn giản hơn rất nhiều với 2 đĩa từ tính con, hỗ trợ tới 4 đầu đọc. Với kích thước thu gọn của mình, chiếc ổ cứng này có thể được gắn gọn gàng trong một hệ thống PC cá nhân, tốc độ truyền dữ liệu đạt 655KB/s.

 

1988 – Chiếc ổ cứng 2,4” đầu tiên ra đời

Dung lượng: 20MB

Kết cấu: sử dụng đĩa từ tính

Thời gian đáp ứng: 23 ms

Đây là sản phẩm của PrairieTek – công ty góp công lớn trong việc định hình một chiếc ổ cứng có thể gắn vào máy tính xách tay kích thước 2,5”. Tuy nhiên, thời kỳ đó việc phổ biến loại ổ cứng kích thước nhỏ này chưa cao, dẫn đến việc PrairieTek vấp ngã trên thị trường máy tính và phá sản vào năm 1990. Sự bùng nổ thực sự cho ổ đĩa chuẩn 2,5” phải đến tận những năm đầu tiên của thế kỷ 21, khi máy tính xách tay trở thành một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp và phổ biến hơn nữa vào ngày nay. Chiếc ổ cứng 2,5” chính là hình mẫu tiêu chuẩn của một chiếc SSD trên thị trường hiện nay.

1995 – Ổ cứng sử dụng bộ nhớ NAND flash ra đời, trở thành sản phẩm lưu trữ hàng đầu

Dung lượng: từ 16 MB đến 896 MB

Kết cấu: sử dụng bộ nhớ NAND Flash

Thời gian đáp ứng: dưới 0.1 ms

Chiếc ổ cứng FFD (Fast Flash Drive) đầu tiên trên thế giới ra đờim sử dụng giao tiếp SCSI và cũng là nguyên mẫu đầu tiên của các ổ cứng 3,5” dành cho máy tính cá nhân hiện nay. Bởi giá thành rất cao, nên các ổ cứng FFD không thực sự phổ biến tại thời điểm đó, chỉ có những doanh nghiệp mạnh hoặc “con nhà giàu” mới có cơ hội sử dụng ổ cứng FFD. Loại ổ cứng này thường được sử dụng trong công nghiệp quốc phòng và thường được sử dụng cho việc lưu trữ dữ liệu trong máy bay, chuyên ghi lại dữ liệu chuyến bay.

2007 – Chiếc ổ cứng đầu tiên với dung lượng lên tới 1TB và giá bán hợp lý

Dung lượng: 1 TB

Kết cấu: sử dụng đĩa kim loại từ (7 200 RPM)

Thời gian đáp ứng: 8,5 ms

Hitachi – nhà sản xuất thiết bị kỹ thuật số của Nhật lần đầu tiên chế tạo ra một chiếc ổ cứng có dung lượng lên tới 1TB. Tuy nhiên, mẫu ổ cứng này nhanh chóng bị các hãng khác đuổi kịp trong cùng năm đó. Chiếc ổ cứng 1TB này sử dụng 5 đĩa từ con với 10 đầu đọc tất cả. Như vậy, chiếc ổ cứng của năm 2007 có dung lượng bằng 200 ngàn chiếc ổ cứng IBM 350 cộng lại vào năm 1995 trong một cân nặng chỉ khoảng 700g. Thú vị hơn, trọng lượng của 200 ngàn chiếc ổ cứng IBM 350 có thể bằng cả một chiếc tàu sân bay Nimitz chạy bằng điện hạt nhân.

2015 – Những chiếc ổ cứng thể rắn SSD luôn sẵn sàng là phương tiện di lưu trữ phổ biến nhất ngày nay

Dung lượng: 128 GB đến 1 TB

Kết cấu: sử dụng các loại chip nhớ NAND flash khác nhau (MLC, SLC.TLC)

Thời gian đáp ứng: dưới 0.1 ms

Cho đến ngày nay, khi mà những chiếc SSD đã và đang ngày một phổ biến hơn nhờ hiệu năng cao, tốc độ nhanh và giá cả cũng ngày một hợp lý hơn so với các ổ HDD truyền thống đang là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Trên thị trường hiện nay có rất loại ổ cứng thể rắn khác nhau như SSD sử dụng giao tiếp SATA 3 6GB/s, SSD sử dụng giao tiếp PCIe hay mới đây là giao tiếp M2… Tuy nhiên, thông thường và cũng phổ biến nhất là loại SSD 2,5” sử dụng giao tiếp SATA 3, chẳng hạn như Plextor M6V. Chúng mang tới một tốc độ khởi động Windows 10, các trương trình nặng hay game mà chỉ tốn chưa đầy 10 giây, rất nhanh so với các ổ đĩa cứng truyền thống khác. Ngoài ra, độ bền và tuổi thọ của SSD cũng cao và bền hơn rất nhiều. Thông qua việc sử dụng các công nghệ độc quyền của Plextor như PlexTurbo 3.0, người dùng có thể kéo dài tuổi thọ của SSD lên cao hơn nữa, giảm thiểu hư hỏng cho các bộ nhớ flash trong ổ SSD.

Plextor M6V cũng là sản phẩm ổ cứng đã và đang giành được nhiều giải thưởng cao quý, vừa được sự tín dụng của đông đảo người dùng, phản ánh được phương châm hoạt động của Plextor.

tin mới nhất

ROG Day chính thức trở lại đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới

Hướng tới cột mốc 20 năm thành lập thương hiệu Republic of Gamers (ROG),...

MSI cho ra mắt hai mẫu laptop AI mới nhất Prestige 13 & 16 AI+ Evo tại Việt Nam

Mới đây, MSI đã chính thức đưa hai mẫu laptop mới nhất thuộc dòng...

Công ty bán dẫn Nhật Bản Rapidus sẽ cạnh tranh với TSMC bằng công nghệ 2nm, có khả năng được NVIDIA áp dụng

Rapidus trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên công bố sản xuất thử...

Dòng xe điện 0 Series của Honda sẽ có mặt tại CES 2025

Honda sẽ đến CES 2025 với hai mẫu xe điện nguyên mẫu từ dòng...

SK hynix giành được gần nửa tỷ đô la tiền tài trợ từ Hoa Kỳ cho nhà máy sản xuất chip AI mới tại...

Nhà sản xuất bộ nhớ Hàn Quốc SK hynix đã giành được 458 triệu...

tin liên quan

Lộ diện dòng SSD mới của Plextor mang tên M8V Plus Series 

Ổ cứng SSD mới Plextor M8VC Plus 2.5 ”và...

Đánh giá SSD Plextor M9PG+ 512GB

Gia đình SSD Plextor M9P Plus được giới thiệu...

Làm cách nào để nâng cấp PC của bạn một cách hiệu quả nhất với ngân sách hạn hẹp

Đây vẫn luôn là câu hỏi của rất nhiều game thủ đam mê game nhưng chưa có cho mình một nguồn tài chính ổn định.