spot_img
HomeMobileCộng đồng mạng nói gì về drama nhạy cảm của Girls Power...

Cộng đồng mạng nói gì về drama nhạy cảm của Girls Power Championship và tuyển FFQ Lo-fi Angel

Published on

Người viết đã đưa ra lý luận chắc chắn cũng như dẫn chứng cụ thể về vấn đề của các vận động viên chuyển giới.  Mời các bạn đọc qua nguyên văn bài viết:

 

CÔNG BẰNG TRONG THI ĐẤU? VĐV CHUYỂN GIỚI? NGƯNG TỔ LÁI & ĂN VẠ – VÌ MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 

 

1/ Tóm tắt sự việc

 

Giải đấu GPC (Girls Power Championship) do CubeTV tổ chức diễn ra đây là đợt 2, khá êm đẹp. Mọi chuyện chỉ đến khi trước thềm Chung kết, đội tuyển FFQ Lo-fi Angel rút lui không thi đấu nữa.

 

mmosite.vn

 

mmosite.vn

 

Chuyển chẳng có gì khi rộ lên thông tin một thành viên của Lo-Fi Angel là Windra vấp phải “sự miệt thị giới tính từ nhiều cá nhân và tổ chức” (FFQ không nêu đích danh là ai, chửi vu vơ trúng ai thì trúng). Thế là cộng động mạng được một phen dậy sóng. Chưa biết đầu cua tai nheo như thế nào, mọi người ra sức chửi cac team nữ khác (ở đây hứng nhiều nhất có lẽ là Viko Gaming và Dream Team, sau đó là BTC giải đấu).

 

Vây sự việc này bản chất nó như thế nào?  

 

2/ Ngược dòng lịch sử

 

Tôi bắt đầu tìm hiểu về các trường hợp VĐV chuyển giới tham gia và các kỳ thể thao và tìm được nhiều thông tin khá thú vị, xin phép chia sẻ ở dưới cùng mọi người như sau.

 

Trong lịch sử các giải đấu thể thao, chúng ta chứng kiến sự vượt trội hoàn toàn về thành tích đến từ các VĐV nam. Với các ưu thế về hình thể giới tính bẩm sinh, không ai có thể phủ nhận được kết quả này mặc cho chúng ta đều cổ vũ cho việc “nữ giới có thể làm bất cứ điều gì họ muốn cũng như (hoặc) những việc nam giới có thể làm được”. Việc tham gia thi đấu trong các giải đấu thể thao của VĐV chuyển giới là một chủ đề gây tranh cãi khi chính BTC của các giải đấu cũng gặp nhiều lúng túng trong việc xếp các VĐV đó vào thi đấu bên nam hay nữ, khi nồng độ Testosterone (T level) của các VĐV chuyển giới nam thành nữ cao hơn so với các VĐV nữ khác. Việc T level ảnh hưởng như thế nào trong thi đấu thể thao, xin mời bạn xem phần 4 của bài viết.

 

mmosite.vn

 

Năm 1975, VĐV Tennis chuyển giới nữ có tên Renee Richards đã làm dậy sóng dư luận khi tham gia vào một giải đấu nữ. Từng là một VĐV Tennis nam rất tiềm năng, Richards đã quyết định sẽ chuyển giới (không biết từ chuyên môn cái chỗ này là gì, bạn nào biết vui lòng chỉ giúp mình) và rồi xuất hiện thi đấu trong giải Tennis nữ một năm sau đó. Việc phát hiện ra Richard từng là một VĐV nam đã gây ra một làn sóng phản đối cực kỳ dữ dội. Sau khi nhận lời mời thi đấu trong khuôn khổ giải Mỹ Mở rộng thuộc hệ thống WTA, 25 trong tổng số 32 VĐV nữ khác đã quyết định rút lui.

 

Sự việc của Richards tuy lùm xùm một thời gian những không mang đến nhiều thay đổi lớn nào.

 

3/ Các điều chỉnh về thi đấu thể thao cho Trans-gendered Atheletes

 

Để tránh những trường hợp như của Richard, năm 2003 đánh dấu cột mốc khi Ủy ban Olympics Quốc tế (IOC) đã ra điều luật bổ sung, quy định về các VĐV chuyển giới với ba điều rất cụ thể.

 

 

    • Đầu tiên, luật của Olympics ghi rõ một VĐV chuyển giới sẽ được quyền thi đấu các bộ môn cho nữ với điều kiện đã trải qua phẫu thuật chuyển giới, bao gồm sự thay đổi về bộ phận sinh dục bên ngoài.

 

    • Thứ hai, VĐV đó phải được công nhận và thừa nhận về mặt pháp lý với các giấy tờ được ban hành của nước sở tại nắm quyền công dân của VĐV.

 

    • Thứ ba, VĐV đó là người phải trải qua các thay đổi điều trị về hormone trong một thời gian nhất định, tối thiểu là 2 năm. Điều luật được bổ sung vào năm 2003 nhưng phải đến năm 2004, IOC mới bắt đầu cho phép các VĐV chuyển giới được tham dự thi đấu.

 

 

Đến năm 2015, điều luật này được thay đổi một lần nữa để tạo điều kiện hơn cho các VĐV, cũng như phù hợp hơn với xu hướng của Thế giới khi tại một số quốc gia, việc thừa nhận pháp lý đối với các VĐV vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh việc buộc phải trải qua phẫu thuật chuyển giới mới phần nào được xem là xâm phạm quyền con người. Vì vậy, điều luật nhanh chóng được thay đổi bằng việc VĐV chuyển giới sẽ được quyền tham dự thi đấu nếu VĐV đó công khai và khẳng định giới tính của mình, không thay đổi trong vòng 4 năm. Bên cạnh đấy, đối với VĐV chuyển giới nam thành nữ, nồng độ T level của họ phải thấp hơn 10nmol/l trong vòng xuyên suốt 1 năm trước khi giải đấu diễn ra cũng như khi tham gia thi đấu chính thức. Điều luật này được áp dụng vào Olympics Rio 2016 nhưng vẫn chưa ghi nhận trường hợp VĐV chuyển giới nào tham gia.

 

Tháng 4/2018, CrossFit cũng xác nhận sẽ chính thức mở cửa ghi danh cho các VĐV chuyển giới dựa trên nền tảng về các điều khoản mà IOC đã ban hành.

 

4/ Sự khác biệt về thể chất của nam và nữ

 

T level là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong thi đấu thể thao? Tại sao nó lại bị kiểm soát một cách chặt chẽ trong thi đấu?

 

Theo nghiên cứu của Đại học Clemson (xếp hạng 66 của Mỹ) nghiên cứu về sự khác biệt của giới tính quyết định về tốc độ phản xạ năm 2015, kết quả đã chỉ rõ sự khác biệt giữa nhóm VĐV nam và VĐV nữ. Đối tượng nghiên cứu là hai nhóm VĐV đều đã thi đấu đỉnh cao, tham dự Olympics Athens 2004 và Olympics Bắc Kinh 2008.

 

Kết quả thi đấu được IOC công bố một cách rộng rãi trên website của mình, bao gồm kết quả thu được thu thập từ vòng Tứ kết, Bán kết và Chung kết cho các nội dung chạy 100m, 200m, 400m và chạy vượt rào. Các số liệu được ghi nhận lại đến từ kết quả của 224 VĐV nam (trong tổng số 439 VĐV nam tham gia) và 201 VĐV nữ (trên tổng số 387). Tất cả tên VĐV đều được xoá đi để đảm bảo tính chính xác trong nghiên cứu.

 

Lí giải cho nguyên nhân cho sự chênh lệch về thành tích, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự chênh lệch này nằm ở yếu tố Reaction Time (RT)giữa các nhóm VĐV. Cụ thể, các nhóm VĐV nam có RT thấp hơn nhiều so với các VĐV nữ: 118ms vs 131ms (số càng thấp thì càng phản ứng nhanh).

 

Thậm chí, chỉ số RT tốt nhất của nhóm VĐV nữ cũng chỉ là 121ms, chưa với tới được mức trung bình RT của VĐV nam là 118ms; chứ chưa cần nói đến thành tích tốt nhất của VĐV nam là 109ms. Điều này có thể thấy rằng, với bản chất sinh ra là giới tinh nam và nữ, cùng đặt trong một điều kiện luyện tập và thi đấu đỉnh cao thì các VĐV nữ khó lòng cạnh tranh được thành tích với các VĐV nam.

 

Điều này tiếp tục dẫn đến một nghiên cứu khác rằng yếu tố nào quyết định tới RT của các VĐV nam? Câu trả lời nằm ở T level.

 

Tiếp tục là một nghiên cứu khác của Tiến sĩ Matthias J Müller thuộc Đại học Giessen, Đức. Các kết quả của ông thu thập được dựa trên nghiên cứu 64 đối tượng khoẻ mạnh cho thấy các cá nhân tham gia có T level cao thì RT sẽ thấp hơn.

 

Kết quả thu được trong hai môi trường RT dưới điều kiện thông thường và RT dưới điều kiện có tác động bên ngoài (sốc điện) đều cho kết quả giống nhau: T level cao = RT thấp. Điều này chứng tỏ mối liên quan mật thiết giữa T level và RT. Và đó cũng giải đáp cho việc tại sao IOC có quy định về nồng độ T level rất rõ cho các VĐV chuyển giới nam thành nữ muốn tham gia thi đấu.

 

5/ Lật lại vấn đề

 

Trong giải đấu GPC, kể từ vòng Bán kết thi đấu On Lan, các đội tuyển được yêu cầu phải nộp giấy tờ xác minh tuyển thủ. Đây là một điều hết sức bình thường trong công tác tổ chức giải đấu. Các đội tuyển nữ khác đều có thể nộp ngay không vấn đề gì ngoại trừ FFQ. BTC đã linh động sau đó để đội tuyển FFQ thêm một khoảng thời gian bổ sung giấy tờ nhưng sau đó, FFQ đã không thể hoàn thành việc này. Từ đó, đội tuyển FFQ hoàn toàn có thể bị loại vì lí do “KHÔNG NỘP ĐỦ GIẤY TỜ”; đội tuyển DRT từ đó thay thế FFQ thi đấu tại Chung kết.

 

Giấy tờ FFQ nộp cho BTC cho vị trí Windra là một tờ Trích lục giấy khai sinh (bản sao giấy khai sinh) và hoàn toàn không có ảnh, với lí do Windra đã mất CMND. Dĩ nhiên, giấy khai sinh không bao giờ có ảnh nên không có gì chứng minh đây là giấy khai sinh thuộc sở hữu của Windra. Từ đây, BTC hoàn toàn có đủ lí do để loại đội tuyển FFQ ra khỏi giải đấu khi không cung cấp đủ các giấy tờ cần thiết.

 

Nếu viện lí do đã mất CMND và mất 15 ngày để làm lại thì dĩ nhiên đó không phải là vấn đề của BTC. Trong case này, mình chưa thấy được tính chất “miệt thị giới tính” trong khâu nào như tất cả những thông tin gần đây rộ lên trên mạng. Bạn không nộp đủ giấy tờ, bạn không chứng minh được thì bạn nghỉ chơi, đơn giản thôi mà? Sau đó, đội tuyển FFQ tự xin rút khi không thể hoàn thành giấy tờ. Vậy tại sao bạn lại vin vào lí do “giới tính bị kỳ thị” để bẻ lái câu chuyện? Tổ lái hơi khiếp, xin mời apply thi đấu đua Công thức 1 cho nó đúng nghề.

 

Tiếp đến, nếu muốn nói về góc độ pháp lý thì hiện tại Hiến pháp Việt Nam chưa có bất cứ một điều chỉnh nào về việc điều chỉnh giới tính vì tính phức tạp khi thực hiện; hiện chưa có đủ chế tài để quản lý. Mọi công tác điều chỉnh giới tính chỉ được thực hiện khi có dị tật bẩm sinh về bộ phận sinh dục, cần phải phẫu thuật để xác định thì mới được pháp luật bảo hộ. Vì vậy, tờ giấy khai sinh đề giới tính bạn Windra là nữ thì mình nói thẳng luôn là vi phạm pháp luật nhé! Vì tự tiện thay đổi giới tính khai sinh là việc làm hiện nay chưa được pháp luật công nhận.

 

Nói về thi đấu thể thao, xu hướng tình dục của bạn Windra cũng chưa đủ để khẳng định bạn mang giới tính nữ, điều kiện cần khi tham gia vào GPC. Bởi như mình đã nói, khi thi đấu thể thao, sự khác biệt về thể chất và T level nó đóng vai trò rất nhiều trong khả năng của mỗi VĐV (xin mời đọc lại phần 4). Vậy nên bản thân bạn Windra sinh ra là con trai đã có ưu thế hơn nhiều so với các bạn nữ còn lại tham gia giải. Để thực sự tham gia vào một giải đấu của nữ, bạn Windra cần phải là một nữ nhân thực sự với rất nhiều thay đổi về mặt thể chất. Nếu bạn kêu gọi sự công bằng cho bạn thì khi bạn đang mang thể chất của một nam nhân thi đấu với các bạn nữ, công bằng cho các bạn nữ còn lại ở đâu?

 

Nếu nói vậy thì Izumin Khánh Hiệp chỉ cần mặc cáo áo khủng long màu hồng, kèm thêm nhân cách trong cái series Phía Sau Bàn Phím với lí do “đa nhân cách” thì cũng sẽ được tham dự giải đấu của nữ? Mình không nghĩ là vậy đâu.

 

 mmosite.vn

 

Izumin trong series Phía Sau Bàn Phím.

 

Có thể trong trường hợp này, bạn sẽ hơi thiệt thòi một chút về mặt “tình”; nhưng về “lý” thì mình thấy bạn sai hoàn toàn.

 

Ngoài ra, mình cũng rất dị ứng với việc mang câu chuyện tôi khổ thế này, tôi khổ thế kia để cầu mong sự ủng hộ và thông cảm của người khác. Bởi mình nghĩ thế này: Những người thương xót bạn ngày hôm nay, lên tiếng ủng hộ bạn hôm nay thì ngày mai sẽ chẳng nhớ nổi cái tên Windra là ai cả, sự thương xót của họ ngày hôm nay sẽ không mang lại bất cứ bát cơm hay cơ hội nào đến cho bạn cả.

 

Đừng tự bị ảo tưởng với những thứ trên mạng trong phút chốc mà quên đi rằng cái giải đấu thực sự này mới là cái thực, là danh hiệu, là tiền thưởng và còn nhiều cơ hội khác. Thay vì cào mặt ăn vạ thì hãy cùng giải quyết với BTC để cùng thi đấu một cách công bằng; mình không nói đến giải đấu này mà còn rất nhiều giải đấu khác nữa. Biết đâu sau này có giải đấu CKTG dành riêng cho nữ?

 

mmosite.vn

 

6/ Kết luận

 

Mình thấy vụ việc này khá thú vị bởi đây là lần đầu tiên trường hợp 1 tuyển thủ chuyển giới thi đấu tại giải đấu nữ. Vì vậy, việc BTC có thể làm bây giờ là cùng cân nhắc và đưa ra các quy định một cách cụ thể về việc “thế nào thì được coi là một VĐV nữ”, tạo một môi tường thật công bằng và cũng xuyên suốt cho tất cả mọi người tham gia: không chỉ các VĐV nữ mà còn là các VĐV chuyển giới trong tương lai.

 

Còn về phía các fan hâm mộ; họ có toàn quyền bày tỏ cảm xúc và quan điểm của mình nhưng trước khi sa đà vào việc chửi bới thiếu căn cứ, hãy cố gắng dành chút thời gian để tìm hiểu sự việc.

 

Làm BTC ở VN khổ lắm vì ít khi nào được lên tiếng, nhưng cũng chính vì điều này mà việc thiếu thông tin khiến sự việc toàn bay đi tận đâu đâu thôi.

 

Bài viết này thể hiện quan điểm cá nhân với sự tìm hiểu về khoa học và luật thi đấu thể thao quốc tế, rất mong sẽ nhận được đóng góp của các bạn. Bạn nào quá khích thì block luôn không nói đến câu thứ 2. Báo chí có thể đăng lên báo mà không cần hỏi xin ý kiến.

 

Cám ơn mọi người!

 

Đinh Hồng Phượng

 

Nguồn: http://bit.ly/2CQ3wZM

 

Theo tìm hiểu của PV, tác giả bài này từng có nhiều năm kinh nghiệm trong nền eSports và là một cái tên khá quen thuộc với cộng đồng eSports LMHT Việt Nam. 

tin mới nhất

ROG Day chính thức trở lại đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới

Hướng tới cột mốc 20 năm thành lập thương hiệu Republic of Gamers (ROG),...

MSI cho ra mắt hai mẫu laptop AI mới nhất Prestige 13 & 16 AI+ Evo tại Việt Nam

Mới đây, MSI đã chính thức đưa hai mẫu laptop mới nhất thuộc dòng...

Công ty bán dẫn Nhật Bản Rapidus sẽ cạnh tranh với TSMC bằng công nghệ 2nm, có khả năng được NVIDIA áp dụng

Rapidus trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên công bố sản xuất thử...

Dòng xe điện 0 Series của Honda sẽ có mặt tại CES 2025

Honda sẽ đến CES 2025 với hai mẫu xe điện nguyên mẫu từ dòng...

SK hynix giành được gần nửa tỷ đô la tiền tài trợ từ Hoa Kỳ cho nhà máy sản xuất chip AI mới tại...

Nhà sản xuất bộ nhớ Hàn Quốc SK hynix đã giành được 458 triệu...

tin liên quan

Bình luận viên Izumin hài hước hóa thân thành Ông già Noel

Sau khi dừng công tác tại VETV, Bình luận viên Izumin đã lập tức tạo kênh Youtube nhằm chia sẻ những khoảnh khắc khi là streamer, đồng thời anh cũng rất chăm chỉ tạo thêm nhiều nội dung thú vị cho fan hâm mộ của mình.

Ngắm nhìn nữ game thủ được yêu thích nhất giải đấu Girls Power Championship – BÒNGIZDABEST

Cuộc thi phụ nằm trong khuôn khổ Main Event giải đấu GIRL POWER CHAMPIONSHIP - “Bình chọn nữ game thủ được yêu thích nhất” đã có kết quả vài ngày 24/11 với chiến thắng thuộc về cô nàng xạ thủ team Viko is your friend - Bòngizdabest.

Tuần thi đấu thứ 2 main event Girl Power Championship: Evos xuất sắc giành top 1 vòng bảng, Ez Team lách qua khe cửa...

Sáu team tham dự đã cống hiến những màn thi đấu vô cùng mãn nhãn cùng kĩ năng đỉnh cao cho người hâm mộ. Bốn cái tên bước tiếp vào vòng chung kết Main Event được xác định.

GIRL POWER CHAMPIONSHIP Tuần thi đấu thứ 2: 4 tấm vé bước vào bán kết sẽ thuộc về những cái tên nào?

Góp mặt tại Main Event giải đấu GIRL POWER CHAMPIONSHIP là 6 đội nữ mạnh nhất được lựa chọn từ 3 vòng sơ loại. Trải qua tuần thi đấu đầu tiên, các đội đã có cơ hội hiểu thêm về đối thủ và chuẩn bị cho tuần thứ 2 - tuần thi đấu nước rút tranh 4 suất bước tiếp vào bán kết.

Nữ tuyển thủ được yêu thích nhất – sự kiện đồng hành của Girls Power Championship

Đối với một giải đấu nữ, khán giả không chỉ quan tâm tới kỹ năng, trình độ của các tuyển thủ nữ ở tựa game mình yêu thích, mà chắc chắn ngoại hình của các nữ gamers này cũng sẽ gây tò mò. Một cô gái vừa xinh vừa chơi game thì còn gì bằng đúng không nào?