Trải nghiệm Gaming trên PC thường được sử dụng làm thước đo cho sức mạnh của một chiếc máy tính. Đã bao nhiêu lần bạn nghe được ở đâu đó câu hỏi rằng: “chiếc máy tính đó có chơi mượt tựa game này hay không, có chơi được ở 4K hay không, có chơi được max Setting hay không?”. Đó chính là vì trải nghiệm game là vô cùng đa dạng và nó cũng cần phải có được sức mạnh toàn diện của những món phần cứng bên trong một hệ thống máy tính.
Một tựa game thành công không chỉ đến từ nội dung, lối chơi hay những yếu tố thắng thua khác. Trải nghiệm hình ảnh trên game là vô cùng quan trọng vì nó tái hiện lại được nhiều nhất tinh thần của một tựa game, mang đến cảm hứng cho người chơi và cả cảm xúc trong quá trình chơi nữa. Bởi vậy trải nghiệm hình ảnh là một chất liệu để các nhà phát triển game cũng như các nhà sản xuất phần cứng cho game khai thác sâu vào bên trong chúng.
Trong trải nghiệm game, sự cạnh tranh, thử thách tạo nên sức hút cho một trò chơi. Để tới được với giới hạn của mình thì người chơi luôn có xu hướng cải thiện sự mượt mà đầu tiên, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới cái cách mà họ phản ứng với môi trường trong game. Chẳng ai muốn chơi game mà bấm xong phải chờ mấy phần trăm giây sau thì nó mới được tái hiện lại trong game. Điều đó đồng nghĩa với việc chơi game trên một chiếc laptop trước kia thì bạn phải hi sinh những trải nghiệm về chất lượng hình ảnh như độ phân giải hay chi tiết đồ hoạ và hiệu ứng để có được sự mượt mà. Và đó thì lại không phải là những trải nghiêm trọn vẹn mà game thủ mong muốn.
Đối với những trải nghiệm gaming trên desktop, người dùng đã quá quen vớ những khung hình có độ chi tiết cao, chuyển động mượt mà và độ sắc nét cao. Đó là những trải nghiệm mà chúng ta đã theo đuổi bấy lâu nay và thậm chí là nhiều hơn thế nữa. Đã từ lâu rồi, việc chơi game với Setting hình ảnh cao nhất ở độ phân giải cao hơn 1080p đã không quá sức với những chiếc desktop PC Gaming. Nhưng với laptop thì đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Giới hạn về không gian vẫn là rào cản lớn nhất để người dùng đến được với những khung hình có độ phân giải cao hơn 1080p, cả về màn hình lẫn phần cứng xử lý bên trong. Và mấu chốt của vấn đề vẫn là card đồ họa
Vào năm 2018, khi NVIDIA ra mắt RTX 20 series để mang đến những trải nghiệm gaming khác biệt, hình ảnh trông thật hơn nhờ Ray Tracing, số khung hình mượt hơn ở độ phân giải cao nhờ có DLSS. Tuy nhiên ở thời điểm đó, hiệu suất năng lượng lại nhảy vọt so với GTX 10 series. Và RTX 20 series lại không phải là một mảnh ghép hoàn hảo dành cho những chiếc laptop Gaming. Chẳng ai lại muốn mang một chiếc laptop siêu dày, siêu nặng cùng với những cục sạc lớn khủng khiếp để chơi game đúng tính chất di động cả. Trong khi đó, nếu chiếc laptop đó được làm mỏng đi thì nó lại chẳng thể giữ lại được những tính chất của một chiếc card đồ hoạ Next gen.
Nhưng đó là câu chuyện của 3 năm trước, nhưng nửa cuối năm 2020 khi NVIDIA ra mắt RTX 30 series thì mọi chuyện đã thay đổi không nhỏ lên trải nghiệm Gaming trên cả desktop lẫn laptop. Đó là một bước nhảy vọt về hiệu năng lẫn hiệu suất khi ngay cả những chiếc card đồ hoạ tầm trung của dòng RTX 30 cũng có hiệu năng sánh ngang với những chiếc card đồ hoạ RTX 20 thuộc vào hàng cao cấp.
Vi kiến trúc NVIDIA Ampere mang đến những cải tiến như thế nào lên một chiếc card đồ hoạ thế hệ mới thì chúng ta cũng đã nói quá nhiều. Nhưng cách mà nó thay đổi một lối chơi mới trên những chiếc laptop Gaming thì đúng là đáng để bàn tới. Đó là khả năng chơi game trên màn hình có độ phân giải cao. Yếu tố mà những chiếc laptop Gaming trước đây phải đánh đổi để có được sự cân bằng về phần cứng trong một không gian mà chiếc laptop cho phép.
Khi hiệu suất năng lượng của những chiếc card đồ hoạ RTX 30 được tăng lên đáng kể, điều đó cho phép mỗi một Watt điện quý giá trên chiếc laptop đều được card đồ hoạ thế hệ mới tận dụng hiệu quả hơn, tạo ra được nhiều khung hình hơn. Thay vì trước đây, bạn không thể chơi mượt một tựa game nào đó trên laptop, ví dụ như CyberPunk, Red Dead Redemption 2 v.v… Thì cho tới ngày hôm nay cả hiệu năng thuần hiện tại của RTX 30 trên laptop cũng đã cung cấp cho bạn số lượng khung hình bổ sung để bạn có thể cảm thấy việc trải nghiệm game mượt mà hơn.
DLSS 2.0 cũng là một trong những nhân tố giúp cho các nhà sản xuất laptop Gaming mạnh dạn đưa những màn hình có độ phân giải cao hơn 1080p lên những sản phẩm của họ. Số lượng trò chơi hỗ trợ DLSS đang ngày một nhiều hơn, bản thân hiệu năng của DLSS 2.0 cũng mang lại cho game thủ những trải nghiệm hình ảnh ở độ phân giải cao tốt hơn, khung hình mượt hơn nhưng bạn lại chẳng phải đánh đổi điều gì đó quá nhiều. Thuật toán upscale của DLSS 2.0 đã gần chạm đến ngưỡng hoàn hảo của một hình ảnh native. Trong khi GPU của card đồ hoạ chỉ cần xử lý hình ảnh ở độ phân giải thấp hơn, các nhân Tensor sẽ xử lý phần còn lại để người dùng có thể thấy được những khung hình 2K hay 4K chân thực nhất. Đúng là một công nhưng đôi việc, NVIDIA vừa có thể duy trì được năng lượng hạn hẹp của một chiếc laptop mà không cần đẩy chúng đi xa hơn, lại vừa cải thiện được chất lượng hình ảnh khi chơi game.
Resizable BAR, một tính năng mới liên quan đến hệ thống bộ nhớ trong của card đồ hoạ giúp cải thiện băng thông của bộ nhớ lên mức tối đa, giúp cho những trải nghiệm game đã mượt nhưng thêm phần mượt mà hơn. Đặc biệt là chúng cũng chẳng hề khiến cho hệ thống nóng hơn, hay khiến cho card đồ hoạ phải ăn nhiều điện hơn. Đây chỉ đơn giản là việc tái cấu trúc lại hệ thống mà thôi. Đối với desktop bạn chỉ thấy được ý nghĩa của nó về mặt hiệu năng, nhưng trên những chiếc laptop, khi mà mọi thứ bị cắt giảm đi về mặt không gian lẫn hiệu năng thì những sự cải thiện như thế này lại trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Trải nghiệm gaming 2K và 4K trên những chiếc laptop có độ dày và trọng lượng chỉ tương đương với những chiếc laptop phổ thông. Bạn đã từng mong ước đế điều đó? NVIDIA Max-Q Design 3.0 sẽ cho phép các nhà sản xuất laptop sử dụng RTX 30 series giảm được độ dày trên những chiếc laptop của họ. Max-Q Design 3.0 cũng rất linh hoạt để những chiếc laptop không cần phải trang bị quá nhiều hệ thống tản nhiệt dày và nặng như trước đây. Điều đó cũng có nghĩa là mang một chiếc laptop Gaming đi lại sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một chiếc laptop Gaming sẽ quay trở lại với đúng định nghĩa là một thiết bị di động nhiều hơn là một sản phẩm có hơi hướng di động nhưng lại thường xuyên nằm ở trên bàn chứ không phải đặt trên đùi như cái nghĩa đen trần trụi của nó.
Để có thể sở hữu một trả nghiệm gaming toàn vẹn, bạn sẽ phải đánh đổi rất nhiều thứ. Chơi game mạnh mẽ nhất có thể, bạn phải chơi tại chỗ và hi sinh tính di động. Chơi game ít mạnh mẽ hơn, bạn phải hi sinh một phần hiệu năng đẻ có được một chút khả năng di động. Nhưng với RTX 30 series mobile. Có lẽ, bạn sẽ có được cả hai, chất lượng hình ảnh và cả tính di động.