HomeUncategorizedMuốn biết tốc độ RAM ảnh hưởng như thế nào đến hiệu...

Muốn biết tốc độ RAM ảnh hưởng như thế nào đến hiệu năng CPU Intel, xin mời đọc qua bài này

Published on

Tốc độ RAM ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống như thế nào, bạn đã biết chưa? Hãy đọc qua bài thử nghiệm bên dưới để biết kết quả.

Lưu ý, đây là số liệu của trang web EuroGamer

Hệ thống kiểm nghiệm sử dụng cấu hình

  • Intel Core i9-9900K được khóa xung tất cả 8 core ở tốc độ 4.7GHz
  • Bo mạch chủ ASUS ROG MAXIMUS XI EXTREME
  • Card đồ họa RTX 2080 Ti

Bên cạnh đó, những yếu tố liên quan như nhiệt độ CPU luôn được kiểm soát ổn định nhằm đảm bảo rằng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu năng cũng như thiết lập mức offset cho AVX là 0.

Muốn biết tốc độ RAM ảnh hưởng như thế nào đến hiệu năng CPU Intel, xin mời đọc qua bài này

Về phần bộ nhớ, kit RAM Corsair Vengeance RGB Pro DDR4-4000MHz (dung lượng 16GB, mỗi thanh 8GB thiết lập dual channel) với thông số

  • Tốc độ 4000MHz (Kích hoạt XPM 2.0)
  • Cas latency 19-23-23-45

Đầu tiên là phải benchmark qua hiệu năng khi gia tăng tốc độ hoặc giảm cas latency (hoặc làm đồng thời cả 2).

https://infogram.com/aida-64-1hnp279vkp1y6gq?live

Chúng ta thấy được kết quả rằng nếu gia tăng tốc độ mỗi 200MHz thì tốc độ Đọc/Ghi/Copy sẽ tăng từ 2000MB/s đến 3000MB/s. Giảm cas latency từ CL19 xuống CL16 cũng giúp tăng đến 3000MB/s cho tốc độ đọc nhưng tốc độ ghi lại chỉ tăng khoảng 1000MB/s.

Về độ trễ, sự chênh lệch không là quá lớn và không bị ảnh hưởng nhiều bởi cas latency.

Tiếp theo sẽ là những bài test hiệu năng toàn bộ hệ thống để kiểm tra rằng liệu khi hiệu năng RAM thay đổi thì hiệu năng của hệ thống có thay đổi không.

Hệ thống sẽ được kiểm định bằng các benchmark

  • Cinebench R20 Single Core
  • Cinebench R20 Multi Core
  • Handbrake h.264
  • Handbrake HEVC

Trước tiên là ở mức cas latency CL19

https://infogram.com/cl19-1h9j6qzd0q156gz?live

Nếu với Cinebench R20, hiệu năng Single Core không thay đổi nhiều lắm khi thay đổi tốc độ thì hiệu năng Multi Core có thay đổi, và gần như sau ngưỡng 3600MHz, sự thay đổi giảm dần. Có vẻ như trước đây AMD đã đúng khi xác định rằng sau mức 3600MHz ư, mọi thứ chỉ là “khoe hàng!!!”

Capture 1 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

Còn về mã hóa video chuẩn h.264 cũng như HEVC bằng Handbrake, mọi thứ dường như chẳng ảnh hưởng gì cả nếu như thay đổi tốc độ RAM. Có lẽ người làm công việc liên quan đến tác vụ này nên quan tâm về dung lượng nhiều hơn thay cho việc đầu tư những thanh RAM tốc độ cao.

Cuối cùng, “ép” mọi thứ khó hơn một tí bằng việc giảm cas latency về CL 16 và kiểm định lại một lần nữa.

https://infogram.com/cl16-1hnq41gw5myp43z?live

Một lần nữa thì mọi thứ … vẫn thế. Hiệu năng có vẻ tăng đấy, nhưng mức tăng chỉ dừng lại ở khoảng 1%.

Như vậy, chúng ta rút ra được kết luận gì về tốc độ RAM?

  • Sau 3600MHz, khoe hàng là chính.
  • Lười tinh chỉnh ư? Vào BIOS bật ngay XMP lên.
  • Mức tối ưu nhất giữa hiệu năng và giá thành? Ắt hẳn đó chính là 3200MHz.
  • Cas latency ư? CL16 gọi là “sweet spot”, nhưng nếu bạn không có tiền? Hoặc lười tinh chỉnh? Hãy mặc kệ đi, CL19 cũng sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn.
  • Và sau cùng? Dung lượng luôn nên được ưu tiên rồi mới đến tốc độ nhé.

 

tin mới nhất

Dell Technologies Tăng Tốc Hiệu Năng AI Cho Doanh Nghiệp Qua Những Cải Tiến Của Dell AI Factory

Dell Technologies mở rộng danh mục giải pháp AI toàn diện nhất thế giới...

BenQ MA series – Màn hình dành cho Mac với độ nhất quán màu sắc ấn tượng

Vừa qua, BenQ đã ra mắt MA series, với hai mẫu MA320U 32 inches...

Hyundai ra mắt mẫu SUV điện Ioniq 9: Mạnh mẽ và hiện đại

Hyundai Ioniq 9 cuối cùng đã chính thức được ra mắt tại Triển lãm...

LG ra mắt màn hình chơi game UltraGear 27GX790A OLED 480Hz

LG vừa tung ra mẫu màn hình OLED 1440p 480Hz đầu tiên mang tên...

tin liên quan