spot_img
HomeCông NghệMáy tính sinh học đầu tiên dùng tế bào não người

Máy tính sinh học đầu tiên dùng tế bào não người

Published on

Cortical Labs phát triển máy tính sinh học dùng tế bào thần kinh từ con người, giúp nghiên cứu AI (trí tuệ nhân tạo) nhưng cũng gây nhiều tranh cãi.

Theo Tomshardware, công ty công nghệ sinh học Cortical Labs đã giới thiệu máy tính dùng tế bào thần kinh mang tên CL1 tại sự kiện MWC 2025 (Tây Ban Nha). Đây được xem là máy tính sinh học đầu tiên trên thế giới có thể triển khai mã lệnh và sẽ được cung cấp cho các nhà nghiên cứu vào tháng 6 tới, với giá khoảng 35.000 USD.

Thay vì sử dụng trực tiếp tế bào não từ con người, CL1 hoạt động nhờ các tế bào thần kinh được nuôi cấy trong môi trường giàu dinh dưỡng. Những tế bào này phát triển trên một con chip silicon, tạo thành một mạng lưới thần kinh sinh học có thể gửi và nhận tín hiệu điện. Hệ điều hành đi kèm, có tên Biological Intelligence Operating System (biOS), mô phỏng một thế giới ảo giúp tế bào thần kinh phản ứng với mã lệnh.

Máy tính sinh học đầu tiên dùng tế bào não người xuất hiện - Ảnh 1.

Sự kết hợp giữa tế bào não người và công nghệ máy tính tạo ra một hệ thống có khả năng học hỏi, thích nghi và xử lý dữ liệu theo cách chưa từng có trước đây

ẢNH: CORTICAL LABS

Theo Cortical Labs, CL1 là một hệ thống khép kín, không cần phần cứng bổ sung hay hỗ trợ từ bên ngoài để duy trì sự sống cho tế bào thần kinh. Tuy nhiên, do đặc tính sinh học, những tế bào này chỉ có thể tồn tại trong khoảng sáu tháng trước khi cần được thay thế.

Sản phẩm này chủ yếu hướng đến các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu. Ngoài phiên bản vật lý, Cortical Labs còn cung cấp CL1 thông qua nền tảng đám mây, cho phép các nhà khoa học truy cập và triển khai mã từ xa trên nhiều thiết bị CL1. Tuy nhiên, vấn đề về tính bền vững vẫn đặt ra khi tuổi thọ ngắn của tế bào đòi hỏi phải thay thế liên tục, gây ra thách thức trong nghiên cứu dài hạn.

Cortical Labs khẳng định lợi thế chính của CL1 so với mạng nơ-ron nhân tạo truyền thống là khả năng thích nghi tự nhiên của tế bào thần kinh. Nhờ đặc tính sinh học, các tế bào có thể điều chỉnh phản ứng với mã lệnh một cách linh hoạt, giúp tăng tốc độ học hỏi và xử lý dữ liệu phức tạp.

Dù tế bào thần kinh trong CL1 được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, việc sử dụng tế bào não người cho mục đích tính toán đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức. CL1 phải tạo ra một môi trường mô phỏng giúp tế bào thần kinh “sống” và phản ứng với dữ liệu, gợi nhớ đến các tranh cãi xung quanh tế bào HeLa. Theo nghiên cứu của Cortical Labs, các tế bào thần kinh trong hệ thống này có dấu hiệu phản ứng tương tự nhận thức, làm dấy lên những lo ngại về tác động lâu dài của công nghệ này đối với đạo đức khoa học và nhân quyền.

Nguồn: TNO

tin mới nhất

SK Hynix giới thiệu công nghệ HBM4 đầu tiên trên thế giới

SK Hynix quyết định giới thiệu sản phẩm HBM4 đầu tiên trên thế giới...

Xiaomi toàn cầu công bố báo cáo ESG thường niên: Tái khẳng định cam kết Phát triển bền vững và Đổi mới

Xiaomi công bố Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) thường...

Dropbox ra mắt bản cập nhật mới cho Dropbox Dash giúp người dùng tìm kiếm video, hình ảnh và tạo nội dung nhanh chóng

Dropbox, Inc. (NASDAQ: DBX), chính thức công bố bản cập nhật quan trọng cho...

NVIDIA trình làng laptop GeForce RTX 50 Series: bước tiến lớn về đồ họa và AI trên thiết bị di động

Tại sự kiện NVIDIA Consumer AI Demo Showcase diễn ra tại Kuala Lumpur, hãng...

Synology ra mắt thiết bị lưu trữ DiskStation DS925+ và thiết bị mở rộng DX525

Synology hôm nay chính thức ra mắt DiskStation DS925+, thiết bị NAS thế hệ...

tin liên quan