HomeReviewsTrên tay TUF GAMING Z690-PLUS WIFI D4

Trên tay TUF GAMING Z690-PLUS WIFI D4

Published on

Với Alder Lake, Intel quyết tâm quay trở lại đường đua đa nhân với thiết kế hybrid big.LITTLE sản xuất trên dây chuyền 10nm SuperFin. Với cách thiết kế này, người dùng sẽ có được cả 2 thứ: Số lượng nhân của vi xử lí cho công việc đa luồng và sự tĩnh lặng cùng tiết kiệm điện năng cho những tác vụ nhẹ nhàng.

TUF GAMING luôn là dòng sản phẩm đại diện cho sự “Ngon – Bổ – Rẻ” của ASUS khi hài hòa được các yếu tố thiết kế, tính năng, chất lượng và cả giá thành, vậy nên sẽ không là quá lạ khi bo mạch chủ TUF GAMING Z690-PLUS WIFI D4 sẽ trở thành một hiện tượng trong thời gian tới.

YUU7764 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

Điểm khác biệt của bo mạch chủ này với những bo mạch chủ khác đó chính là thay vì hỗ trợ chuẩn bộ nhớ DDR5 mới thì nó sẽ giữ lại chuẩn DDR4 để tối ưu giá thành cho người sử dụng, vì trên thực tế giá của chủng loại bộ nhớ DDR5 không hề dễ chịu.

Dĩ nhiên, để có thể đáp ứng được yêu cầu của nền tảng mới, ASUS cũng đã tiến hành nâng cấp rất mạnh trên bo mạch chủ này, đặc biệt là khu vực VRM, tản nhiệt và cổng kết nối.

Đầu tiên là hệ thống VRM 14+1 phase sử dụng DrMos trị số 80A, đủ “khỏe” để có thể bắt cặp chung với những CPU đầu bảng như Core i9-12900K. Ngoài ra, ASUS còn gia cố ở những nơi không thể nhìn thấy như sử dụng bo mạch PCB 6 lớp 2oz, phần đồng dày gấp đôi để có thể dẫn được dòng điện ổn định mượt mà, chân cắm nguồn ESP ProCool vững chắc.

Phần tản nhiệt cho VRM có thiết kế to bảng, tông màu trùng với tông màu TUF GAMING – Xám nòng súng. Không có điểm gì đặc biệt hay đáng chú ý ở phần tản nhiệt này khi nó khá cơ bản và hoàn thành đủ trách nhiệm của mình: Hợp với tổng thể thiết kế và tản nhiệt tốt cho VRM bên dưới.

YUU7770 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

YUU7788 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

Phần RAM như đã nói ở trên, vì hướng đến những ai đang cân đối giữa hiệu năng và giá thành nên chúng ta sẽ có 4 khe DDR4 hỗ trợ tốc độ tối đa 5333MHz thay vì chủng loại RAM DDR5. Theo đánh giá của người viết, ở thời điểm chuyển giao như thế này, đây sẽ là một giải pháp thông minh và tiết kiệm.

YUU7773 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

Thay vì có 2 khe PCI-Express 5.0 thì trên bo mạch chủ này chỉ có duy nhất 1 khe PCI-Express 5.0 tốc độ 16X, phù hợp với những hệ thống tầm trung. Số lane PCI-Express còn lại được chia đều cho các khe cắm PCI-Express giao thức 3.0 và tổng cộng 4 khe M.2 cho SSD.

YUU7768 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

YUU7774 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

Về cổng kết nối, mọi thứ khá đầy đủ với những cổng kết nối tốc độ cao như USB Type C Gen  3.2 x 2 tốc độ 20Gbps hoặc cổng LAN 2.5G. Thiếu đi cổng Thunderbolt 4 tốc độ 40Gbps nhưng bù lại, người dùng sẽ có kết nối không dây WiFi 6 như đúng tên gọi của bo mạch chủ.

YUU7778 MMOSITE - Thông tin công nghệ, review, thủ thuật PC, gaming

tin mới nhất

Trên tay mainboard Gigabyte Z790 AORUS PRO X: lựa chọn tuyệt vời cho người dùng thích màu trắng

Bo mạch chủ Gigabyte Z790 AORUS PRO X là minh chứng cho cam kết...

Đánh giá Acer Predator Helios Neo 16: siêu cấu hình cùng i9-14900HX và RTX 4070

Acer Predator Helios Neo 16 đã trở thành một cái tên quen thuộc với...

Đánh giá laptop SWIFT GO 2023 phiên bản AMD và Intel

Trong thế giới của những chiếc laptop mỏng nhẹ, cao cấp và phù hợp...

Đánh giá SSD MSI SPATIUM M570 PRO FROZR 2TB – Trải nghiệm tốc độ SSD Gen 5 cực cao

MSI SPATIUM M570 PRO là SSD mang bước tiến vượt bậc trong công nghệ...

Đánh giá Acer Predator Helios Neo 16: hoàn hảo cho game thủ

Trong thế giới laptop gaming, việc tìm kiếm một chiếc máy đảm bảo hiệu...

tin liên quan